Lịch sử Lý lịch tư pháp

Việc ghi nhớ án tích của người phạm tội không chỉ được lưu giữ bằng các phiếu của lý lịch tư pháp trong thời đại ngày nay mà ngay từ thời trung cổ, luật hình của nhiều nước đã quy định việc ghi nhớ án tích bằng cách thích chữ vào mặt (điển hình là trường hợp của Lâm Xung, Địch Thanh thời nhà Tống-Trung Quốc), hoặc chặt các ngón tay, ngón chân hoặc cắt tai… của kẻ phạm tội (cũng giống như một số hoạt động của giang hồ, xã hội đen) hay ở nước Pháp thì có hình thức thích dấu hoa huệ vào vai (như trường hợp của Milady trong tiểu thuyết Ba người lính ngự lâm), hoặc một số người bị phạm tội phải trở thành nô lệ thì cũng bị thích, xăm lên mình những con dấu nô lệ (đánh dấu).... nói chung là tùy theo từng loại tội mà thực hiện việc lưu trữ trên.

Theo quy định của pháp luật Phong kiến ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam...., hình thức thích chữ vào mặt thường được áp dụng đối với tội đại hình với hình phạt lưu đày. Còn hình thức chặt ngón tay, ngón chân thường được áp dụng đối với loại tội như tội trộm cắp. Hình phạt này vừa có ý nghĩa là hình phạt vừa có ý nghĩa là để ghi nhớ án tích của kẻ phạm tội.

Sau đó Lý lịch tư pháp thành văn (bằng hình thức phiếu lý lịch Tư pháp) ra đời thay thế cho hình thức ghi nhớ hình phạt như trên của thời trung cổ. Lý lịch tư pháp thành văn có đặc điểm là

  • Lý lịch tư pháp thành văn không làm đau đớn và nhục nhã cho thân thể của can phạm.
  • Cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chi tiết một số thông tin về người phạm tội như: họ, tên, tuổi, nơi sinh, nơi cư trú, tội danh, hình phạt, toà án đã xét xử, thời gian thi hành hình phạt, người phạm tội đã có bao nhiêu tiền án… Những thông tin này là hết sức cần thiết không những đối với lĩnh vực tố tụng (bao gồm cả điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án) mà cả với quản lý hành chính Nhà nước và quản lý xã hội.

Lý lịch tư pháp thành văn phổ biến nhất, đó là hình thức Sổ bộ ghi chép các bản án mà Toà án đã tuyên hàng năm. Căn cứ vào Sổ bộ của Toà án, người ta có thể truy tìm được án tích của một người nào đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lý lịch tư pháp http://www.crimtrac.gov.au/criminal_history_checks... http://www.johnhoward.ab.ca/pub/A5.htm http://www.thestar.com/SpecialSections/Crime/artic... http://www.fbi.gov/hq/cjisd/fprequest.htm http://www.justice.govt.nz/services/criminal-recor... http://www.hklii.org/hk/legis/ord/297/ http://www.disclosurescotland.co.uk/ http://www.cjsonline.gov.uk/offender/criminal_reco... http://www.crb.gov.uk/ http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/V...